Tuy biết 2 con trai mình rất có năng khiếu nhưng người cha đành thở dài vì ông không thể nào đủ tiền gửi các con tới Nuremberg ăn học tại viện hàn lâm nghệ thuật. Nhưng 2 cậu con trai lớn quyết thực hiện ước mơ của mình. Sau những đêm dài bàn cãi, cuối cùng hai anh em đồng ý sẽ nhờ vận may rủi phán quyết. Một đồng tiền xu được tung lên. Người thua sẽ phải làm việc tại 1 hầm mỏ gần Nuremberg lấy tiền nuôi người thắng cuộc học vẽ. Sau 4 năm, anh em nhà Durer sẽ đổi chỗ cho nhau. Khi ấy, người thành tài trước nuôi người anh em của mình ăn học bằng cách bán tranh, thậm chí đi làm thợ mỏ nếu thất bại trên con đường nghệ thuật.
Sáng Chủ Nhật nọ, sau khi thắng cuộc Durer lên đường đi tới Nuremberg, còn Albert khăn gói xuống hầm mỏ xin việc. Trong suốt 4 năm, tấm gương khổ học của Albert khiến cả học viện nghệ thuật sững sờ. Tranh của cậu được chính những người dạy cậu trầm trồ ngưỡng mộ. Mặc dù chưa tốt nghiệp nhưng tranh của Albrecht được bán với giá khá cao.
Ngày chàng họa sĩ trẻ trở về quê, gia đình Durer 1 bữa tiệc thịnh soạn đầy ắp tiếng nhạc chen lẫn với những tiếng cười vui vẻ. Tiệc đang vui, chợt Albert cầm ly rượu đứng lên đề nghị tất cả mọi người nâng cốc cảm ơn anh trai Albert, người đã hy sinh vì sự nghiệp của em mình.
- Bây giờ đã đến lượt anh rồi đấy, Albert. Anh sẽ đi Nuremberg học và em sẽ lo mọi thứ cho anh - Albrecht nói
Tất cả mọi người quay về phía Albert. Người anh trai ngồi đó, mặt nhợt nhạt, ncước mắt ứa ra. Anh khẽ lắc đầu, giọng nghẹn lại:
- Không, ..... anh không thể ..... Và Albert đứng dậy, chìa 2 bàn tay ra:
- Không, em trai ạ. Anh không thể đi Nuremberg đc nữa rồi. 4 năm quần quật dưới lòng đất đã bẻ gãy từng đốt xương của anh. Các ngón tay anh bị thấp khớp, co quắp đến mức anh không thể cầm ly chúc mừng em nói chi đến cầm cọ. Cảm ơn em, nhưng ..... anh nghĩ đã quá muộn rồi!
Albrecht Durer (1471-1528)
Sau này, khi đã trơ thành 1 trong những họa sĩ Đức vĩ đại thời Phục Hưng, để ghi nhớ sự hy sinh tận tụy của người anh, Durer đã vẽ lại 2 bàn tay chắp lại của Albert với những ngón tay gầy guộc xương xẩu và đầy xẹo. Albrecht Durer đặt tên cho bức tranh là "Đôi bàn tay".
Tác giả bài viết: phavaphu
Nguồn tin: Sưu tầm
Về đầu bài viết
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
[Full HD] Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015 - Đêm bế mạc 29/4/2015 & trao giải
Đã xem: 2298Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015 - Đêm khai mạc 28/4/2015 - Phần 2
Đã xem: 721Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015 - Đêm khai mạc 28/4/2015 - Phần 1
Đã xem: 688
Đang truy cập :
55
Hôm nay :
1216
Tháng hiện tại
: 38554
Tổng lượt truy cập : 4135672
Ý kiến bạn đọc