Chương trình mới sẽ đảm bảo quyền linh hoạt của các địa phương và nhà trường. Chuyển từ việc các nhà trường chỉ thực hiện rập khuôn theo chương trình quốc gia sang phát triển chương trình giáo dục của nhà trường dựa trên chương trình quốc gia. Bộ GD-ĐT chủ trì xây dựng chương trình quốc gia trong đó có quy định chuẩn đầu ra, những nội dung và yêu cầu bắt buộc (phần cứng) đồng thời dành thời lượng để các địa phương và nhà trường vận dụng, bổ sung nội dung và điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với điều kiện của mình. Dựa trên chương trình do cấp trên qui định, nhà trường và giáo viên được quyền tự chủ, sáng tạo về nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; các cơ quan quản lý giáo dục địa phương (sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT) hướng dẫn, giám sát quá trình xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục hàng năm của nhà trường.
Theo đó, Bộ GD-ĐT công khai các yêu cầu, tiêu chí đánh giá sách giáo khoa để làm căn cứ cho việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng sách giáo khoa. Bộ GD-ĐT biên soạn đủ một bộ sách giáo khoa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ sách giáo khoa hoặc các cuốn sách giáo khoa khác. Tất cả sách giáo khoa phải được Bộ GD-ĐT thẩm định, phê duyệt trước khi sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Phát triển các loại tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng sự đa dạng vùng miền; đặc biệt chú trọng các tài liệu hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số và học sinh sống ở các vùng khó khăn, học sinh khuyết tật.
Tác giả bài viết: Hồng Hạnh
Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Về đầu bài viết
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
[Full HD] Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015 - Đêm bế mạc 29/4/2015 & trao giải
Đã xem: 3302Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015 - Đêm khai mạc 28/4/2015 - Phần 2
Đã xem: 1055Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015 - Đêm khai mạc 28/4/2015 - Phần 1
Đã xem: 1024
Đang truy cập :
3
Hôm nay :
12
Tháng hiện tại
: 7109
Tổng lượt truy cập : 7169890
Ý kiến bạn đọc