Qua thăm dò thực tế tại một số trường phổ thông trung học đã cho thấy, chuyện tình yêu ở lứa tuổi học trò ngay nay không còn là chuyện lạ lẫm, thậm chí nó đã trở nên như “chuyện thường ngày ở huyện”. Khi hai phái thích nhau, dù là ở tuổi học trò, họ cũng không che giấu những cử chỉ thân mật và gần gũi. Trong đó, chuyện nắm tay người mình yêu được các bạn thừa nhận là nhiều nhất, ngoài ra cũng không thiếu những cử chỉ bày tỏ tình yêu như ôm ấp, âu yếm, hôn nhau… Và xa hơn nữa, có một số em cũng thừa nhận đã quan hệ tình dục lần đầu với người mình thích.
Không thể phủ nhận tình yêu tuổi học trò là những rung cảm đầu đời thật đẹp. Nhưng, ở lứa tuổi mới lớn, sự phát triển tâm lý lại đặt ra cho các em một thách đố: Bản năng giới tính và những phản ứng sinh lý khá phức tạp và mạnh mẽ. Nếu cộng thêm tác động xấu của môi trường (phim ảnh, sách báo “đen”) thì từ những rung cảm đầu đời sẽ dẫn đến hành vi tình dục không bao xa.

Bi kịch “thử nghiệm”
… Theo các chuyên gia tâm lý thì ở tuổi mới lớn, đặc điểm tâm sinh lý của các em biểu hiện rõ rệt ở các trạng thái như: các em gái thường muốn được vuốt ve, âu yếm, thích những cử chỉ quan tâm, chăm sóc của bạn khác phái. Trong khi đó, từ những cái vuốt ve, va chạm về thể xác ban đầu ấy, bản năng giới tính của các em trai lại cực kỳ mạnh mẽ và khó chế ngự. Bên cạnh đó, một đặc điểm tâm lý chung thường thấy ở tuổi mới lớn là sự tò mò muốn khám phá cái thế giới “bí ẩn” của người bạn khác phái. Sự tò mò trở thành nỗi ám ảnh và khát khao được thử nghiệm. Các em trai trở nên cuồng nhiệt và liều lĩnh, trong khi các em gái lại ở thế thụ động, dễ bị xiêu lòng. Và bi kịch “thử nghiệm” từ những mối tình học trò ấy là hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn. Ở tuổi vị thành niên, đa số các em chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về tâm sinh lý và sức khỏe sinh sản nên “sự kiện” có thai sẽ là điều bất ngờ khiến các em gái thường rơi vào trạng thái hoảng sợ, không biết phải đối phó hay giải quyết vấn đề ra sao. Thực tế từ các ca tư vấn ở các trung tâm tư vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình đã cho thấy có không ít trường hợp các em gái có thai cũng không hề hay biết gì. Một chuyên gia tư vấn của Trung tâm tư vấn tình yêu – hôn nhân gia đình thuộc Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam cho biết:”Chúng tôi từng nhận được các ca tư vấn qua điện thoại thật đáng buồn. Có những em gái gọi tới tâm sự những chuyện thầm kín rồi thổ lộ các triệu chứng bất bình thường của cơ thể. Chẳng hạn, có em thấy mình mặc quần ngày càng chật lại cứ tưởng mình…mập ra. Đến khi phát hiện thì cái thai cũng đã được vài tháng.” Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì ở nước ta, việc nữ vị thành niên chưa lập gia đình mà có thai là một điều vô cùng bất hạnh cho bản thân và gia đình. Bởi thông thường, các cô gái rơi vào trường hợp này thường giải quyết bằng cách đi nạo phá thai. Tại một số khoa sản của các bệnh viện phụ sản hoặc trung tâm y tế lớn ở Sài Gòn, các nữ hộ sinh và điều dưỡng cho biết, hầu như ngày nào cũng có trường hợp vị thành niên đến xin nạo phá thai và những con số này qua mỗi năm lại tăng đáng kể. Theo ghi nhận tại bệnh viện Hùng Vương, trong số 2.775 ca đến nạo phá thai thì có đến hơn 30% là đối tượng chưa đến 18 tuổi. Ở bệnh viện Từ Dũ, theo số liệu thống kệ 9 tháng đầu năm 2006, có 18.821 trường hợp nạo phá thai. Trong đó, đối tượng dưới 18 tuổi khá cao: 139 trường hợp. Đây quả là những con số đáng báo động. Đó là chưa kể đến nhiều em gái do xấu hổ không dám đến bệnh viện hoặc bị bọn cò mồi lôi kéo đã đi “giải quyết” ở những dịch vụ nạo thai chui. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn cho sức khỏe và tính mạng…
Thay lời kết
Tình yêu đầu đời xuất phát từ những rung cảm của trái tim là điều không tránh khỏi ở tuổi mới lớn. Nhưng, để tình yêu ấy phát triển theo chiều hướng tốt, đòi hỏi sự nỗ lực từ chính các em trong việc điều khiển mình. Bên cạnh đó, phải kể đến yếu tố quan trọng không thể thiếu là sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu chưa được trang bị những kiến thức về sức khỏe sinh sản thì ngày trong gia đình và trường học của mình, các em phải được học thế nào để luôn biết trân trọng và nuôi dưỡng tình yêu trong sáng của tuổi học trò.
************************************************************Dung bị ép về nhà sau 3 ngày bỏ đi cùng người yêu lên thành phố . Em nằm ủ rũ trên giường cả ngày, không nói lời nào. Trong căn phòng tối nhèm và kín bưng, chỉ còn trông thấy cái chăn chùm kín người cô bé lớp 11 thỉnh thoảng rung lên vì tiếng sụt sùi. Còn chốc chốc, lại nghe thấy tiếng ông bố ở ngoài hiên rít điếu thuốc lào đầy xót xa. Hậu quả khó lường
Sinh ra trong gia đình nề nếp, không ai ngờ cô bé ngoan ngoãn, học giỏi Hoàng Thùy Dung (Mỹ Đức – Hà Nội) có thể làm cái việc động trời: bỏ nhà đi với người yêu. Tuy bị bố mẹ “cấm tiệt” nhưng mối tình đầu của Dung vẫn “làm nên chuyện”. Nó không chỉ biến cô bé thành con người mất lí trí, mê muội, nông cạn mà còn tạo thêm sự xa cách của em đối với gia đình – những người tham gia ngăn cản con đường tình ái ấy. Giờ đã tìm và đưa được Dung về nhà nhưng khi bố mẹ em còn chưa hết bàng hoàng vì sự việc xảy ra thì lại chết lặng khi nghe con gái nói: “Con đã có thai, giờ phải nghỉ học lấy chồng!”.
Hiện nay, câu chuyện như của Hoàng Thùy Dung đã trở nên không hiếm. Còn có biết bao nhiêu mối tình tương tự cũng làm các bậc phụ huynh “đứng tim”. Mối tình đẹp, lãng mạn chưa thấy đâu, nhưng những hậu quả thì đã rành rành.
Tình yêu sẽ từ từ “kéo” điểm số các môn học xuống. Dung từ một học sinh giỏi trở thành học sinh “lưu ban” vì nhiều môn không đạt điểm qua và nghỉ học quá nhiều. Đây là điều dễ hiểu, người ta có thể vừa học vừa chăm sóc gia đình chu đáo, hay vừa học vừa làm việc hiệu quả – đó chỉ đơn giản là vấn đề thời gian, nhưng vừa học vừa yêu thì khác – đó là vấn đề tâm lí. Bởi vì, không giống những việc khác, tình yêu thiên nhiều về mặt cảm xúc, mối quan hệ tình cảm có tác động mạnh mẽ đến tâm lí. Đối với Dung và nhiều bạn trẻ nói chung thì tình yêu làm người ta thấy “choáng ngợp” và chỉ biết dành thời gian cho nó, không bận tâm chuyện khác nữa. Trong khi đó việc học hành lại cần đầu óc tỉnh táo tập trung suy nghĩ mới có thể có hiệu quả thực sự. Hơn nữa, khi việc học không phải là điều quan trọng nhất, người đang yêu lại có một niềm an ủi hạnh phúc, một “điểm tựa” tinh thần. Là tình yêu của mình thì dù có không đạt kết quả tốt trong học tập, cũng không cố gắng thay đổi “tình thế” như những người khác. Những điểm số cứ thấp dần thấp dần trước sự hờ hững của người học trò đang yêu. Sự sao nhãng học hành đang làm lu mờ con đường tương lại tươi sáng.

(ảnh 1: Nhiều bạn coi việc đi chơi với người yêu quan trọng hơn những giờ học trên lớp)
Tình yêu còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách, đạo đức của những cô cậu học trò non trẻ, chưa có suy nghĩ chín chắn. Dù có là con ngoan, trò giỏi, khi yêu rồi cũng biết trốn học đi chơi, nói dối bố mẹ đủ điều. Các cặp đôi rủ nhau đi học sớm cả tiếng đồng hồ và luôn về muộn hơn đứa hàng xóm vì đủ các lí do “chính đáng”.
Bạn Tâm (lớp 12A3, trường THPT Mỹ Đức A) chia sẻ: “Có lần mình đến đi học sớm, bước vào thấy một bạn trong lớp dẫn người yêu đi học đang ngồi sát nhau, mình chỉ còn biết ái ngại đi vội ra ngoài”.
Chưa hết, hình ảnh một cặp đôi ngồi cuối bàn rúc rích nói cười, không ngại ngần làm những hành động thái quá như đang ở thế giới riêng ngay trong lớp học không còn là điều xa lạ. Nhiều thầy cô nhắm mắt cho qua, chỉ biết lắc đầu vì chuyện tế nhị không tiện nhắc nhở. Các bạn trong lớp thỉnh thoảng quay xuống nhìn, rồi lại quay lên nhìn nhau. Lâu dần, cũng xem như chuyện thường, không ai để ý nữa. Cứ ít lâu lại có một đám cưới “trẻ con” vì bác sĩ bảo cưới. Giọt nước mắt của những người làm cha, làm mẹ nghẹn ứ nhìn đứa con gái mặc váy cô dâu với cái bụng 2, 3 tháng.
Cái “lý” của tình yêu
Từ xưa đến nay, tình yêu thời áo trắng với cánh hoa ép trong trang vở vẫn đi vào thơ ca, nhạc họa vì vẻ hồn nhiên, thánh thiện của nó. Nói tình yêu tuổi học trò chỉ gây nên những hậu quả xấu thì quả là oan uổng cho tình yêu.
Bạn Lê Hoa (lớp 11 A2, THPT chuyên Nguyễn Huệ) nói: “Không nên có quan điểm phiến diện, ép thế hệ này theo thế hệ trước. Tình yêu chính đáng có khi còn là động lực học tập và vươn lên. Hơn nữa “yêu” là vấn đề của cảm giác con người, ai ngăn được. Giống như người ta có thể bắt mình dừng lại không làm gì đó, nhưng mấy ai ép được mình không buồn, không nhung nhớ”.

(ảnh 2: Đôi bạn đang tranh thủ trao đổi bài tập giờ giải lao)
Quả thực, cũng không thể phủ nhận những mặt tích cực của tình yêu. Nhiều bạn chia sẻ rằng, khi yêu rồi, thấy người yêu mình học giỏi hơn cũng không cam lòng, nên cố gắng phấn đấu học hành cho xứng đôi vừa lứa, khỏi bị bạn bè chế nhạo. Tình yêu đôi khi không ngăn cản việc học mà còn là động lực thúc đẩy việc học tập. Để có một tương lai tốt đẹp sống bên nhau, không ít cặp đôi cùng đua nhau phấn đấu học hành để có công ăn việc làm, rồi cùng chọn trường thi, nghề nghiệp cho phù hợp với cuộc sống sau này. Nhiều cậu học trò “ngang tàng”, gia đình và thầy cô không trị nổi nhưng lại nghe lời người yêu hết mực. Có trường hợp, các ông bố, bà mẹ còn liên hệ kín với “con dâu tương lai’ để nhờ giúp khuyên bảo con trai mình điều này, điều khác. Con dâu tương lai thấy bố mẹ tín nhiệm mình, cũng rất nhiệt tình làm cho người yêu mình tốt lên và nhân cơ hội “ghi điểm” với phụ huynh.
Yêu nhau từ khi học lớp 10, đến nay, thầy Minh (giáo viên Hóa học, THPT Mỹ Đức A) và cô giáo Hà (giáo viên Sinh học, THPT Mỹ Đức A) đã cưới nhau được 10 năm và sống hạnh phúc. Câu chuyện tình của thầy làm bao học trò ngưỡng mộ và thán phục. Thầy chia sẻ: “Bản thân tôi yêu từ thời đi học. Tình yêu đẹp lắm, nó cho tôi được sức mạnh để vượt qua nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn khuyên học trò của mình không nên yêu sớm. Các bạn bây giờ hiểu biết nhiều hơn nhưng có khi không vững vàng như bọn tôi hồi xưa. Có lẽ chính hoàn cảnh thiếu thốn và những quan niệm mà các bạn gọi là “cổ lỗ dĩ” của thế hệ trước làm chúng tôi đúng đắn hơn. Chứ bây giờ các bạn hễ yêu là không có nguyên tắc gì cả, sự quản lí và giáo dục của nhà trường và cha mẹ chạy theo không kịp.”
Nhóm tác giả
Đào Huyền – Minh Phương
Ý kiến của một bạn có nick name là Thỏ Ngọc: Yêu ở tuổi học trò, đó là một câu hỏi hay mà mình đã nghĩ đến nhiều lần. Thứ nhất: Mình nghĩ là không nên vì yêu sẽ làm ảnh hưởng tới chuyện học hành. Khi yêu chúng ta sẽ nhớ về người đó rất nhiều. Ngồi vào bàn học thì chỉ nhớ đến ấy thôi. Điều đó sẽ làm bạn chểnh mảng chuyện học hành. Học sẽ không đạt kết quả tốt nhất. Từ các điều trên chúng ta không yêu trong tuổi học trò. Thứ hai: Mình xin phản bác luận điểm trên. Há há. Nếu yêu giúp chúng ta có thêm động lực thì sao nhỉ. Một anh chàng muốn yêu một cô gái nhưng cô ấy muốn anh ấy học thật giỏi thì chúng ta nghĩ sao. Anh ấy sẽ cố gắng hết sức để đoạt lấy trái tim của cô ấy. Điều đó khá tót đối với anh ấy. Các đôi đã yêu nhau rồi cũng vậy. Từ các điều trên ta sẽ thấy chúng ta nên yêu ở tuổi học trò.Nhưng theo ý kiến riêng của mình đó. Chúng ta không nên yêu ở tuổi học trò, cái mình cảm thấy thích đó chỉ là rung động đầu đời thôi Ý Kiến của Mai Lan Hương:
Không biết cách yêu thì không nên yêu
Ý kiến của bạn Nguyễn Nga Hương: Ý kiến của Huyền Trần: Đẹp lắm! tình yêu thời “bọ xít”
Những cảm xúc nhớ thương, sự trốn tránh, e ngại và cả những mong ước, điều hứa hẹn…, đó là những rung động đầu đời của tuổi mới lớn, thật hồn nhiên và trong sáng.
Hẳn các bạn cũng đã từng yêu và được yêu và nhận thấy. Tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng, huyền diệu và bí ẩn, khiến con người ta đam mê, khao khát để yêu và được yêu, khi tình yêu đến gõ cửa trái tim. Dẫu biết rằng, việc học luôn phải được đặt lên hàng đầu, không nên để chuyện tình cảm xen lẫn với việc học, điều này sẽ làm cho các bạn đó chểnh mảng tới việc học tập, dễ xa ngã vào những chuyện không nên.
Nhưng với quan điểm của người trong cuộc bạn Phương (Trường THPT Đồng Hỷ-Thái Nguyên) bộc bạch: “Em cũng đang yêu một cậu bạn cùng lớp, em cảm thấy yêu trong quá trình học không có gì là xấu cả, nếu như mình biết giữ cho tình yêu đó trong sáng và không làm ảnh hưởng tới việc học tập (cười)…” . Hay bạn Bình cùng trường chia sẻ: “ Tình yêu chân thành xuất phát từ hai phía, nó đem lại hạnh phúc cho cả hai người, không những vậy nó còn là mục tiêu phấn đấu, nỗ lực để mình cố gắng học tập, để “ghi điểm” với người yêu của mình, em nghĩ tại sao lại không yêu chứ”.
Vậy yêu vội vàng đó có gì không tốt, nếu như họ xem đó là sự hứa hẹn về mai sau, cùng nhau hướng tới một con đường của học vấn thì tôi tin rằng nó không có gì xấu cả.
Ý kiến của bạn Nguyễn Diệu Linh:

Ý kiến của bạn Nguyễn Thị Quỳnh Nga:
Ý KIẾN CỦA BẠN HÀ ANH:
Ý kiến của bạn Đinh Kim Dung:
Ý kiến của bạn Khánh Hòa:
Ý kiến của bạn Bùi Thị Liên:
Ý kiến của bạn Trần Hiền:
Ý kiến của bạn Đỗ Thị Hiền:


Bài tổng kết của Diễn Đàn:
Tuần vừa qua, nhóm chúng tôi đã tổ chức diễn đàn với bài viết: “Yêu” tuổi học trò: Nên hay không?. Vấn đề này đã không còn quá lạ lẫm với công chúng, độc giả, đặc biệt là giới trẻ. Đây là hiện tượng phổ biến trong giới học sinh. Nhưng trong thờ gian gần đây xuất hiện nhiều trường hợp xấu có ảnh hưởng từ tình yêu học trò khiến dư luận quan tâm. Có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau từ các chuyên gia tâm lý, bậc phụ huynh, công chúng đề cập tới vấn đề này. Chính vì đề tài vẫn còn “sức nóng” nên chúng tôi đã chọn nó tổ chức diễn đàn.
Sau khi chọn đề tài, các thành viên trong nhóm đã bắt tay vào công cuộc nghiên cứu, tìm tài liệu, các thông tin cần thiết liên quan đến chủ đề đã chọn. Bài viết cho chúng ta cái nhìn rõ nét về tình yêu tuổi học trò là như thế nào. Chúng ta coi chuyện yêu đương là vấn đề hết sức bình thường ở tuổi học trò. Nhiều người yêu như một cách thể hiện bản thân, có người lại coi đó là phong trào, không biết yêu thì lạc hậu. Bài viết đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề, trong đó có hệ quả của việc yêu đương thời áo trắng, nó vừa có mặt tích cực lại vừa có mặt tiêu cực.
Sau khi bài viết được đăng lên diễn đàn, chúng tôi đã nhận được 18 ý kiến, bình luận từ độc giả. Có ý kiến đồng tình, trái chiều, nhưng cũng có nhiều ý kiến đưa ra cái nhìn mới. Bạn Trần Thu Thảo có ý kiến là không nên yêu; có quá nhiều hậu quả khi học trò yêu nhau, “…học sinh thì chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là chăm chỉ học hành. Chưa làm được điều đó thì đừng làm việc gì khác.”
Độc giả Bùi Thị Liên cho rằng yêu hay không yêu thì tùy thuộc vào mỗi cá nhân của chính chúng ta.
Bạn Trần Huyền thì lại có quan điểm tình yêu học trò không có gì là không tốt, sai trái cả…
Một số độc giả khác cũng có những ý kiến riêng trong bài của mình mà chúng tôi nghĩ đã thể hiện được suy nghĩ của các bạn về vấn đề này.
Chúng tôi chân thành cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình đó. Mong độc giả sẽ tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong thời gian tới.
Bản thân những tình cảm trong sáng ở tuổi học trò không xấu. Tuy nhiên, ở lứa tuổi học trò, không nên vướng vào chuyện “yêu” vì hầu hết chưa có cách đúng đắn để bày tỏ tình cảm của mình, dẫn đến những điều đáng tiếc.
Việc cấm đoán tuyệt đối sự nảy sinh tình cảm giữa hai bạn khác giới là điều rất khó và có phần “vô lí” của các bậc phụ huynh. Thế nhưng, thực tế là phần lớn tình yêu học trò hiện nay không phát huy được tính tích cực của nó mà còn là nguyên nhân của nhiều “tai họa”. Điều cơ bản nhất vẫn là, các bạn học sinh không có cách bày tỏ tình cảm đúng đắn.
Hầu hết các bạn học sinh khi yêu đều không quan tâm việc học hành nữa. Chuyện các bạn bỏ học, đi sớm, về muộn cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, để thể hiện tình cảm với người yêu thì những món quà tặng cho bạn gái phải đắt tiền. Chỉ có như vậy mới là yêu thật lòng và được bạn bè xung quanh ngưỡng mộ. Bạn Phương Mai (THPT Chu Văn An) cho biết: “Đứa bạn mình có người yêu tốt lắm, nó mới được tặng cái điện thoại 4 triệu mới loáng, ngày nào cũng mang ra khoe làm cả lớp phát ghen tỵ”.
Có nhiều vụ “thanh toán” lẫn nhau của các bạn nam tranh giành người yêu còn phải có can thiệp của cơ quan an ninh để giải quyết. Trong những trường hợp ấy, có khi cũng không phải vì yêu bạn nữ kia mà chỉ để cho ga lăng, thể hiện cái “uy” của mình.
Hiện nay, báo đài cũng ngổn ngang những “cơn ghen lồng lộn” của học sinh nữ làm người xem rùng rợn trước cảnh đấm đá, dứt tóc, rằng xé quần áo nhau. Những người làm cha, làm mẹ không khỏi giật mình trước quan điểm: “yêu là phải cho đi tất cả” của những đứa con thơ dại. Như thế có phải là đang thể hiện tình yêu chân thành?
Sự thật, đó chỉ là những hành động của một đứa trẻ bồng bột thiếu suy nghĩ, không phải là cách để bày tỏ tình yêu, lại càng không phải những điều mà học sinh nên làm. Những điều ấy đã đánh mất hoàn toàn giá trị tươi đẹp và thánh thiện của tình yêu tuổi học trò trong trắng.
Hình ảnh những lá thư chân thành trao tay và những lời thơ “mang đến lại mang về” có lẽ chỉ còn trong thơ ca, nhạc họa và một thời dĩ vãng xa xưa. Rất ít học sinh ngày nay biết yêu đúng cách để cùng nhau cố gắng vươn lên trong học tập và hướng đến tương lai sau này. Các bậc phụ huynh không thể “đánh liều” đồng tình cho con “yêu” và hồi hộp mong đợi rằng tình yêu sẽ là động lực giúp con học tập tốt như trường hợp của anh A, chị B nào đó. Không nên lấy trường hợp điển hình để đánh giá. Vì thế, tốt nhất là không nên yêu ở tuổi học trò.